Phân loại rác thải là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tách rác thải từng loại khác nhau. Nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần giảm lượng rác thải cần xử lý, tăng lượng rác thải có thể tái chế.
Trong thực tế hiện nay, nhất là các đô thị lớn thì rác thải phát sinh hàng ngày rất cao như Thành phố HCM là 8.500 tấn, Hà Nội 5.000 tấn, Đà Nẵng 1.200 tấn, Hải Phòng 1.500 Tấn.
Do đó, rác thải là nguồn tài nguyên tái chế để có thể phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy quy trình phân loại – thu gom – vận chuyển – xử lý phải được đầu tư thực hiện bài bản. Trong đó mấu chốt vẫn là khâu phân loại rác thải tại nguồn, nếu giải quyết tốt phân loại rác thì quá trình thu gom cũng như xử lý sẽ được thực hiện triệt để, nhanh chóng, dễ dàng.
Trong bài viết nầy, chúng ta tìm hiểu cách để phân loại rác thải như thế nào cho đúng cũng như đạt hiệu quả cao nhằm tăng tỷ lệ tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải và bảo vệ môi trường.
Phân Loại rác thải Sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt hiện nay được chia thành 03 loại chính: Rác hữu cơ, Rác vô cơ và Rác tái chế. Trong đó:
Rác hữu cơ:
- Là loại rác dễ dàng phân hủy, có khả năng đưa vào sử dụng cùng với các loại chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hoặc có thể làm thức ăn cho động vật.
- Nguồn gốc: là từ các phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần sử dụng để chế biến thức ăn cho con người, hoặc thực phẩm thừa, hư hỏng không thế sử dụng, các loại lá cây, hoa, cỏ.
Rác vô cơ
- Là các loại rác không thể sử dụng được nữa và cũng không thể tái chế mà chỉ còn phương pháp xử lý đó là đốt hoặc chôn lấp.
- Nguồn gốc rác vô cơ là các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng được, các loại bao bì, vỏ hộp không thể tái chế, các loại túi ni lông thường được bỏ đi sau quá trình sử dụng như: đựng hộp sữa, thực phẩm, những vật dụng, thiết bị trong nhà.
Rác tái chế:
- Là các loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào sản xuất, tái chế thành các sản phẩm có thể sử dụng được nhằm mục đích con người.
- Rác tái chế thường là các chất vô cơ như: giấy thải, các loại vỏ hộp chai, lọ, vỏ lon thực phẩm, kim loại
Hiện nay, với thói quen của đa số người dân là cho tất cả rác thải phát sinh trong ngày vào 1 bịch rác. Trong bịch rác bao gồm: thực phẩm thừa, lon nước, vỏ đồ hộp, chai lọ. Tất cả vào 1 bịch như vậy mà không thông qua biện pháp phân loại nào.
Trong khi lượng rác, chất thải có thể đưa vào tái chế tương đối lớn. Nếu phần loại rác sẽ đưa một số vào làm tài nguyên cũng như giảm chi phí phát sinh khi xử lý.
Mục đích của phân loại rác tại nguồn
- Phân loại rác tại nguồn nhằm giảm loại, khối lượng rác thải xử lý do đó góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn có thể đem lại một lượng lớn các sản phẩm tái chế, mang lại hiệu quả kinh tế cho chính người thải rác bằng cách bán các nguyên, phế liệu có thể tái chế được, tận dụng các nguyên liệu hữu cơ sản xuất phân bón vi sinh.
- Góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng như sử dụng tài nguyên hợp lý nhất là ở trẻ nhỏ. Tiến đến xây dựng xã hội với môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Phân loại rác tại nguồn nhằm giảm tải cho công tác xử lý nhất là trong phương pháp đốt chất thải đồng thời có thể lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn phù hợp nhất.
- Phân loại rác tại nguồn góp phần gảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường tiết kiệm kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.
Các phương pháp sử dụng để thu gom rác thải
Căn cứ vào thành phần của rác thải cũng như các đặc tính của nó có thể phân loại thành các loại sau:
Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: được thu gom vào 1 thùng, để sản xuất phân compost tại gia đình hoặc có thể sản xuất phân compost tại nhà máy tập trung.
Thu gom rác vô cơ khó phân hủy:
Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy không thể tái chế: sẽ được thu gom bằng thùng rác riêng biệt. Sau đó được mang đến điểm tập kết chung và từ điểm tập kết chung dùng xe chuyên dùng vận chuyển đến khu vực chôn lấp hoặc đốt.
Thu gom rác vô cơ có khả năng tái chế:
Được đựng riêng trong thùng tái chế, hoặc túi thu gom, túi vải để đem cân xác định khối lượng tái chế.
Các phương pháp xử lý rác thải
Phương pháp Chôn lấp hợp vệ sinh:
- Là phương pháp đơn giản nên được ứng dụng rộng rãi trong điều kiện thực tế tại Việt Nam hiện nay.
- Rác thải sẽ được chôn lấp thành từng lớp, được đầm nén để giảm thể tích và sau mỗi lớp sẽ được phủ lớp đất trung gian nhằm hạn chế mùi hôi cũng như côn trùng.
- Bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh phải có đầy đủ hạng mục theo TCVN 261 – 2001 như: hệ thống thu nước rỉ rác, xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu khí, hệ thống đường giao thông, nhà điều hành, cây xanh cách ly…
Là công nghệ có nhiều nhược điểm như:
- Là nguồn ô nhiễm thứ cấp thông qua mùi hôi, nước rỉ rác cũng như phát sinh ruồi, côn trùng..
- Tiêu tốn nhiều diện tích, do sử dụng đất để chôn lấp nên rất khó phục hồi.
Ưu điểm:
- Chi phí xử lý rẻ, phù hợp với những nơi chưa có điều kiện như Việt Nam;
- Không đòi hỏi công nghệ cao.
Phương pháp đốt
Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa rác thành các chất khí và tro.
Ưu điểm
- Giảm đáng kể thể tích của rác thải, lượng tro xỉ có thể tích bằng 5 – 6% so với lượng rác đốt.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao, chi phí xử lý cũng tương đối cao nên chỉ phù hợp với các nước tiên tiến
Các nước phát triển như Singapo, Nhật Bản, Mỹ, Bắc Âu là những nơi ứng dụng công nghệ đốt vào xử lý rác và đạt được hiệu quả cực kỳ cao.
Phân Loại – Tái Chê – Chế biến rác thải thành phân compost:
Là công nghệ liên hoàn được ứng dụng ở nhiều khu vực tại Việt Nam hiện nay. Tùy vào mỗi đặc tính của chất thải mà có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp xử lý khác nhau.
Rác thải sẽ được phân loại tại nguồn hoặc phân loại tại nhà máy. Sau đó, tùy vào tính chất mỗi loại mà sử dụng phương pháp xử lý khác nhau.
Riêng khâu sản xuất phân compost thì có thể ứng dụng vào quy mô tập trung hoặc quy mô hộ gia đình.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin ở mức cơ bản về phân loại rác cũng như mục đích của quá trình phân loại là như thế nào? Hi vọng bạn có thể tìm được thông tin hữu ích trong bài viết trên.