Sáng ngày 24/6/2024 Bộ phận phụ trách Nông nghiệp xã Sơn Phú tổ chức kiểm tra thăm đồng lúa vụ Hè Thu tại các xứ đồng trên địa bàn xã. Qua kiểm tra nhìn chung tình hình sinh trưởng phát triển cây lúa vụ Hè Thu năm nay tương đối tốt, lúa đang giai đoạn đẻ nhánh.
Tuy nhiên thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa bị khô hạn, Hợp tác xã thủy lợi đã tổ chức bơm nước vào ruộng để bà con nhân dân dặm tỉa, làm cỏ, bón thúc đẻ nhánh.
Qua đây đề nghị bà con quan tâm các nội dung sau:
Bà con tranh thủ dặm tỉa, làm cỏ và bón thúc sớm cho lúa đẻ nhánh tập trung nhé! Đối với thời kỳ lúa đẻ nhánh cây lúa hút 3/4 số lượng dinh dưỡng cả vụ. Yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất của thời kỳ này là Đạm, sau đó đến Kali (K2O) và Lân (P2O5hh), các nguyên tố trung vi lượng như Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic, Đồng, Sắt, Kẽm.... - Ðể phân bón phát huy hiệu lực nhanh, luôn giữ mực nước nông thường xuyên (2 - 3cm) không để ruộng khô hạn.
- Tuyệt đối không bón lai rai hoặc bón thêm đạm sẽ làm cho lúa đẻ nhánh kéo dài, sâu bệnh gây hại bùng phát, năng suất giảm.
- Lượng bón cho 1 sào 500m2: từ 4-6kg NPK hoặc 2kg Ure+3kg kali+ 1kg phân bón trung lượng. Tùy theo hàm lượng phân và tùy theo từng giống và điều kiện thổ nhưỡng có thể kế hợp giặm tỉa, điều chỉnh mật độ để tiến hành bón thúc.
- Thường xuyên kiểm tra và bắt ốc bươu vàng không để ốc hại lúa.
Theo điều tra của cơ quan chuyên môn tại một số các xứ đồng trên toàn huyện hiện sâu keo gây hại với mật độ trung bình 3 – 5 con/m2, cục bộ có điểm từ 5- 10 con/m2, chủ yếu sâu tuổi 1 – tuổi 3, sâu ăn khuyết lá, nếu không phun trừ kịp thơi sâu bước sang tuổi 4 – tuổi 6 có sức ăn lớn, ăn khuyết cây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển.
Để phòng trừ sâu keo hiệu quả, UBND xã gửi tới bà con hướng dẫn Chăm sóc, phòng trừ sâu keo hại lúa Hè thu của Trung tâm Ứng dụng Khoa học ky thuật va Bảo vệ cây trông vật nuôi như sau: